hien ke binh phuoc

Bình Phước: Tổ công nghệ số cộng đồng tạo ra bước đột phá thúc đẩy DVCTT

Thứ năm - 08/06/2023 04:31 244 0
(Mic.gov.vn) - Ngày 05/6/2023, tại Hà Nội, Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số đã họp phiên chuyên đề về “Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến”để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã trình bày tham luận “Chiến dịch 92 ngày đêm, Tổ công nghệ số cộng đồng (TCNSCĐ) đi từng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến”.
Cổng TTĐT Bộ TT&TT trân trọng giới thiệu bài trình bày của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh.
Bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước 
Lý do tổ chức chiến dịch và mục tiêu đề ra
Trước thực trạng về các chỉ tiêu của dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh đạt thấp so với cả nước và so với chỉ tiêu giao phấn đấu nhìn chung còn nhiều hạn chế, cụ thể: Tỷ lệ DVC phát sinh hồ sơ trực tuyến toàn tỉnh là 27,2%; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 21,62%; Tỷ lệ hồ sơ quá hạn còn cao là 3,78; Tỷ lệ số hóa hồ sơ mới chỉ đạt khoảng 20%, UBND tỉnh đãBan hành Kế hoạch số 170/KH-UBND triển khai chiến dịch cao điểm92 ngày đêm từ01/6/2022đến 31/8/2022 nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh chuyển đổisố.
Mục tiêu của Kế hoạch nêu trên là:Đến Ngày Quốc khánh 02/9, toàn tỉnh phải đạt tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ đạt 80%, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 50%, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 100%; 100% hồ sơ, TTHC được giải quyết đúng hạn, không để hồ sơ chuyển qua trạng thái quá hạn.
Để triển khai thực hiện kế hoạch trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các huyện thị, tp thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp, như:
- Thành lập và giao nhiệm vụ cho từng thành viên Tổ công nghệ số công đồng (111/111 tổ cấp xã, 843/843 tổ cấp thôn ấp, với 7.642 thành viên đồng loạt tham gia chiến dịch).
- Tổ chức tập huấn cho các Tổ công nghệ số công đồng (CNSCĐ): Tỉnh đã tổ chức 12 lớp tập huấn (01 lớp trực tuyến của tỉnh và 11 lớp trực tiếp cho 11/11/ huyện, thị xã, thành phố; với hơn 9.000 lượt cán bộ tham gia). Học viên được tập huấn kỹ năng số, sử dụng các nền tảng số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến để thành viên của Tổ “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, hướng dẫn từng người dân sử dụng DVC trực tuyến và các ứng dụng khác, như: VNeID, sàn thương mại điện tử, Binh Phuoc Today, VSSID, Sổ sức khỏe điện tử…
-Theo dõi, đôn đốc thực hiện hàng tuần, tổ chức hội nghị sơ kết cấp tỉnh đến cấp xã hàng tháng bằng hình thức trực tuyến để nắm bắt tiến độ thực hiện của các đơn vị, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn của cơ sở.
- Các cấp thành lập nhóm Zalo “Chiến dịch 92 ngày đêm” gồm các thành viên là thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương nhằm cập nhật thông tin, số liệu báo cáo, xử lý những vấn đề hàng ngày, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh.
- Các thành viên Tổ CNSCĐ thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn từng người dân sử dụng DVC trực tuyến và các ứng dụng khác như VneID của Đề án 06, Binh Phuoc Today, VssID, Sổ sức khỏe điện tử… Ngoài ra, thành viên TCNSCĐ còn phân công lực lượng tham gia “tiếp sức hướng dẫn” tại bộ phận một cửa cấp xã, trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp tỉnh.
- Tăng cường lực lượng đoàn viên thanh niên, giáo viên, học sinh cấp 3 là chủ công, nòng cốt, vì lực lượng này có kiến thức, tiếp thu nhanh nhạy về công nghệ thông tin, các ứng dụng, phần mềm… và có sức khỏe, tinh thần xung kích, tình nguyện.
Thành viên tổ công nghệ số cộng đồng phường Thác Mơ, thị xã Phước Long hướng dẫn doanh nghiệp đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử
- Vận động các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tặng điện thoại thông minh cho các đội hình thanh niên tình nguyện tuyên truyền DVCTT tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (vận động được 900 chiếc Smartphone với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng)
- Đẩy mạnh triển khai việc thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính đối với các TTHC về đất đai và thanh toán phí, lệ phí trong thực hiện TTHC cho các sở, ban, ngành, địa phương trong toàn tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua các tài liệu hướng dẫn (tờ rơi, pano, áp phích…), qua Cổng Dịch vụ công tỉnh và trực tiếp tại các đơn vị tiếp nhận và trả kết quả.
Kết thúc triển khai Chiến dịch, một số kết quả đạt được rất tốt như:
- Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ tại: Cấp tỉnh (các sở, ban, ngành) 99,52% ( vượt 19,52% so với mục tiêu); Bộ phận một cửa cấp huyện 96,39% (vượt 16,39% so với mục tiêu); Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện 87,97% (vượt 7,97% so với mục tiêu); Bộ phận một cửa cấp xã 98,86% (vượt 18,86% so với mục tiêu).
- Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của Chiến dịch được hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch đề ra: Cấp tỉnh (các sở, ban, ngành) trước 82,89, sau đạt 99,48% ( vượt 49,48% so với mục tiêu); Bộ phận một cửa cấp huyện trước 49,94%, sau đạt 99,85% ( vượt 49,85% so với mục tiêu); Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện trước đạt 15,13%, sau đạt 95,68%%( vượt 4,8% so với mục tiêu); Bộ phận một cửa cấp xã trước đạt 87%, sau đạt 97,26% ( vượt 47,26% so với mục tiêu).
- Về công tác số hóa hồ sơ: Trước Chiến dịch đạt 20%; sau Chiến dịch, tỷ lệ này đối với cấp tỉnh là 98,05%.
- Về thanh toán trực tuyến: trong thời gian thực hiện Chiến dịch, bình quân 1 tháng thanh toán trực tuyến phí, lệ phí tăng gấp 15 lần số giao dịch, gấp hơn 8 lần số tiền so với trước Chiến dịch; thanh toán trực tuyến lĩnh vực đất đai tăng 1,9% số giao dịch, tăng 69,2% số tiền so với trước Chiến dịch. Tổng số thanh toán phí, lệ phí với 4.336 giao dịch ( 764,7 triệu đồng), thanh toán nghĩa vụ tài chính với 18.615 giao dịch (199,8 tỷ đồng).
* Các tỷ lệ được duy trì đến nay, trong đó có các tỷ lệ đạt cao hơn như: Tỷ lệ DVC phát sinh hồ sơ trực tuyến toàn tỉnh: Cấp tỉnh: 100% DVC đều phát sinh hồ sơ trực tuyến một phần và toàn phần. Các chi nhánh VPĐK Đất đai: đạt  97,6%. Cấp huyện,xã: đạt 99,8%.
Bài học kinh nghiệm
Một là, triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số nói chung, DVCTT nói riêng cần có sự đồng thuận, hiệp lực “trên dưới một lòng” từ tỉnh đến cơ sở; có sự quyết liệt, gương mẫu, sáng tạo, đi đầu của người đứng đầu các cấp; cần phát huy sự trợ giúp tích cực của các Tổ CNSCĐ.
-Hai là, cần huy động các nguồn lực xã hội hóa như: Hỗ trợ điện thoại thông minh; hỗ trợ tiền điện thoại, biểu dương, khen thưởng kịp thời cho những thành viên tham gia Tổ CNSCĐ, để họ có thêm phương tiện nghiên cứu, tuyên truyền và yên tâm cống hiến trong hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
Ba là, thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng (cả hình thức tập trung và trực tuyến) cho các thành viên Tổ CNSCĐ để họ nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn, tuyên truyền.
Bốn là, để chuyển đổi số thành công thì mỗi người dân phải trở thành công dân số, biết cài đặt và sử dụng các ứng dụng, nền tảng, tiện ích số và dịch vụ công trực tuyến. Do đó, ngoài lực lượng Tổ CNSCĐ trực tiếp tham gia tuyên truyền, hướng dẫn thì cần có sự vào cuộc “đồng bộ, thường xuyên, liên tục, lâu dài” của các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền thanh cơ sở để nâng cao nhận thức người dân, hướng dẫn kỹ năng số từng ngày, từng giờ… 
 
TT

 

Nguồn tin: www.mic.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Trả lời cử chi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay5,417
  • Tháng hiện tại79,577
  • Tổng lượt truy cập1,156,574
Chữ ký số
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây