Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Biểu hiện và hướng khắc phục

 

Cha mẹ không nên chủ quan trước tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Bởi trong rất nhiều trường hợp đây chính là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý như tự kỷ, rối loạn phát triển, vấn đề về thính giác,... Việc phát hiện và can thiệp kịp thời là rất cần thiết để giúp trẻ có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ thường là thứ được tiếp thu mà không được dạy một cách rõ ràng. Ngôn ngữ sẽ tuân theo một trình tự phát triển có thể sẽ dự đoán được và nó xảy ra một cách tự nhiên từ khi một đứa trẻ mới sinh ra. Tuy nhiên, sự phát triển của ngôn ngữ thường sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tương tác phức tạp của yếu tố di truyền và môi trường.

Theo phân tích của các chuyên gia, ngôn ngữ được tạo thành từ nhiều khối cấu trúc khác nhau, bao gồm:

  • Hình thái: Cách thức mà các từ được tạo ra nhằm để chỉ các yếu tố.

  • Ngữ nghĩa: Tức là nghĩa của từ.

  • Cú pháp: Cách mà các từ được ghép lại với nhau để tạo thành một câu có nghĩa và ngữ pháp.

  • Từ vựng: Nghĩa là những từ mà một đứa trẻ có thể biết, hiểu và sử dụng.

  • Ngữ dụng: Các quy tắc xã hội của ngôn từ chi phối cách mà chúng ta sử dụng nó để tương tác với nhau.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ xảy ra khi ngôn ngữ của đứa trẻ đó phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi (dựa theo mô hình phát triển điển hình). Một ví dụ đơn giản là một đứa trẻ 4 tuổi nhưng chỉ có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của trẻ chỉ 2 - 2.5 tuổi.

Trên thực tế, trẻ có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ tiếp thu hoặc chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt. Tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể diễn ra đơn lẻ hoặc là hệ quả của một số vấn đề có ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ. Chẳng hạn như khiếm thính, tự kỷ, rối loạn phát triển, vấn đề vận động miệng, khuyết tật trí tuệ,...

Nguyên nhân gây chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng các chuyên gia vẫn không thể xác định được một lý do cụ thể gây ra chứng chậm phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, trên thực tế, một số trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ có liên quan đến các vấn đề thể chất hoặc rối loạn phát triển tiềm ẩn.

Bốn nguyên nhân phổ biến có liên quan đến chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ bao gồm:

1. Các vấn đề về vận động miệng

Chậm phát triển ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) thường xảy ra khi trẻ có vấn đề trong các vùng não kiểm soát cơ chịu trách nhiệm nói. Điều này khiến cho trẻ gặp phải khó khăn trong việc tạo ra âm thanh bởi chúng không thể phối hợp các cử động hàm, lưỡi và môi.

Khi não không có sự giao tiếp với các cơ trên khuôn mặt thì trẻ sẽ được chẩn đoán là gặp phải tình trạng Apraxia (không thể cử động các cơ cần thiết để nói). Ngoài ra, một chứng rối loạn vận động miệng khác cũng có thể liên quan, xảy ra khi các cơ kiểm soát môi, lưỡi và mặt quá yếu, không thể hoạt động bình thường.

Tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể liên quan đến các vấn đề vận động miệng

2. Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ liên quan đến chứng tự kỷ

Theo khảo sát, tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ thường xuyên ảnh hưởng đến những trẻ mắc bệnh tự kỷ. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, một nửa số trẻ tự kỷ trong khoảng 3 - 4 tuổi không thể nói ở mức độ điển hình so với các trẻ khác đồng trang lứa.

Các chuyên gia cho biết, rối loạn phổ tự kỷ có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo nhiều cách khác nhau. Trẻ tự kỷ thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ. Do đó trẻ có thể không biểu lộ các nhu cầu của chúng khi đã được 12 tháng.

Ngoài ra, chứng tự kỷ cũng được cho là nguyên nhân gây ra một vấn đề phổ biến khác của chậm phát triển ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ có thể lặp đi lặp lại những từ giống nhau mà chúng đã nghe thấy trong phim hoặc trò chơi điện tử mà người lớn không thể hiểu được.

3. Các vấn đề về thính giác

Thính giác kém được cho là vấn đề gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến khả năng nói, sử dụng ngôn ngữ cũng như hiểu người khác của trẻ. Một số trẻ nhỏ có vấn đề về thính giác (còn được gọi là rối loạn xử lý thính giác) khiến cho chúng không thể nào hiểu được những gì mà chúng đã nghe được. Trên thực tế, các vấn đề về thính giác được xác định là nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng trẻ chậm nói.

4. Khuyết tật trí tuệ

Trẻ em khuyết tật trí tuệ thường sẽ bị chậm phát triển trên phạm vi rộng. Đây cũng là vấn đề gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nói, ngôn ngữ và sự phát triển về học tập, xã hội, thể chất và tình cảm của trẻ.

Khuyết tật trí tuệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ

Những đứa trẻ bị khuyết tật trí tuệ có thể gặp phải khó khăn khi suy nghĩ hoặc phát âm những từ mà người khác hiểu được. Ngoài ra chúng cũng có thể gặp khó khăn với việc ghép các từ lại với nhau hoặc hiểu ngôn ngữ mà người khác nói.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trên thực tế, mỗi đứa trẻ sẽ có sự phát triển ngôn ngữ với tốc độ hoàn toàn khác nhau. Do đó cha mẹ không thể so sánh con mình với những đứa trẻ cùng tuổi khác để phát hiện liệu con có bị chậm phát triển ngôn ngữ hay không được.

Ngoài ra, dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn có thể khác biệt tùy thuộc vào từng độ tuổi hoặc yếu tố nguyên nhân. Cụ thể như sau:

1. Dấu hiệu theo từng độ tuổi

Nếu phát hiện con yêu có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây ở các độ tuổi khác nhau thì cha mẹ cần sớm tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia để có thể can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài cho con:

Biểu hiện của trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thường khác nhau theo từng độ tuổi của bé

Biểu hiện ở trẻ 6 tháng tuổi:

  • Trẻ không cố gắng giao tiếp bằng mắt.

  • Trẻ không nhìn bạn khi mà bạn gọi tên.

  • Trẻ không quay sang nhìn các đối tượng khác khi mà bạn đang nói về đối tượng đó.

Biểu hiện ở trẻ 12 tháng tuổi:

  • Trẻ không chơi các trò chơi theo lượt.

  • Trẻ không cố gắng giao tiếp với cha mẹ bằng âm thanh, cử chỉ hoặc lời nói.

  • Trẻ không cố gắng liên lạc với cha mẹ khi chúng cần giúp đỡ hoặc muốn một điều gì đó.

Biểu hiện ở trẻ 18 tháng tuổi:

  • Trẻ không trả lời các hướng dẫn và những câu hỏi thường ngày.

  • Trẻ không biết cách ghép hai từ lại với nhau khi giao tiếp.

Biểu hiện của trẻ 2 tuổi:

  • Trẻ không thể nói được khoảng 50 từ khác nhau.

  • Trẻ không thể ghép 2 từ trở lên với nhau.

  • Trẻ không thể suy nghĩ và nói từ một cách tự nhiên mà chỉ sao chép cách dùng từ từ những người khác.

  • Trẻ không thể gọi tên được ít nhất một màu sắc.

  • Trẻ không trả lời các hướng dẫn cũng như câu hỏi hằng ngày.

Biểu hiện của trẻ 3 tuổi:

  • Trẻ không kết hợp được các từ thành các cụm từ hoặc thành câu dài hơn.

  • Trẻ không trả lời các hướng dẫn và các câu hỏi dài hơn.

  • Trẻ không quan tâm đến sách.

  • Trẻ không biết đặt những câu hỏi.

Biểu hiện của trẻ từ 4 - 5 tuổi trở lên:

Có một số trẻ khi bắt đầu học mẫu giáo hoặc đi học vẫn còn gặp khó khăn về ngôn ngữ. Trường hợp những khó khăn này không thể được giải thích bằng các nguyên nhân khác như tự kỷ hay mất thính giác thì đó có thể là rối loạn phát triển ngôn ngữ.

Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thường không hiểu được nghĩa của từ và câu

Ở độ tuổi này trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ có thể có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ có sự đấu tranh để học các từ mới và trò chuyện.

  • Trẻ sử dụng những câu ngắn, đơn giản, đồng thời thường bỏ đi các từ quan trọng trong câu.

  • Trẻ chỉ có thể trả lời một phần của hướng dẫn từ người lớn.

  • Trẻ gặp khó khăn khi sử dụng thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai đúng cách.

  • Trẻ khó sử dụng các từ một cách phù hợp, thay vào đó là hay sử dụng những từ chung chung.

  • Trẻ không hiểu được nghĩa của từ, câu hoặc câu chuyện.

2. Dấu hiệu theo vấn đề nguyên nhân

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ngoài phụ thuộc vào độ tuổi thì còn chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân. Cụ thể như sau:

Biểu hiện ở trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ do vấn đề thính giác:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm đúng, đa số là bị nói ngọng.

  • Trẻ bắt đầu nói bập bẹ trễ hơn so với sự phát triển ngôn ngữ thông thường.

  • Trẻ có xu hướng do dự trong việc lựa chọn các từ khi giao tiếp.

  • Trẻ thường hiểu sai hoặc không thể hiểu một cách chi tiết ý nghĩa của câu nói khi trò chuyện.

  • Những trẻ bị khiếm thính nặng thường không thể nói được.

Biểu hiện ở trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ có liên quan đến trí tuệ và các bệnh thực thể:

  • Trong vài năm đầu đời trẻ vẫn có khả năng nói bập bẹ được một vài từ đơn giản.

  • Trẻ không có khả năng ghép các từ lại với nhau, đồng thời không thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt.

  • Trẻ không có nhiều vốn từ và không thể nói được câu hoàn chỉnh.

  • Khả năng sáng tạo ngôn ngữ của trẻ rất kém.

  • Trẻ thường xuyên lặp đi lặp lại những câu nói không phù hợp với ngữ cảnh hoặc thậm chí là không có nghĩa.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp những khó khăn gì?

Tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống của trẻ em. Nếu không được điều trị, các bé có thể sẽ gặp những khó khăn với các vấn đề sau đây:

Chậm phát triển ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì mối quan hệ bạn bè của trẻ

  • Rất khó hoặc không thể làm theo hướng dẫn của người lớn trong cả môi trường gia đình và trường học.

  • Trẻ thường không thể hiểu rõ ràng chính thông điệp mà chúng muốn truyền tải do kiến thức từ hạn chế.

  • Trẻ có thể gặp khó khăn về việc hiểu các câu chuyện cười cũng như ngôn ngữ tượng hình khi tương tác với người khác hoặc khi xem các chương trình truyền hình, phim ảnh và đọc sách.

  • Trẻ rất khó học cách nói chuyện, giọng nói của các bé thường khó hiểu và không rõ ràng.

  • Giảm lòng tự trọng cũng như sự tự tin khi nhận ra rằng kỹ năng của mình kém hơn các bạn đồng trang lứa.

  • Có thể bị bắt nạt khi người khác nhận thức được những khó khăn của trẻ.

  • Trẻ sẽ khó tiếp cận với chương trình giảng dạy bởi chúng không thể tham gia vào các nhiệm vụ đủ lâu để hoàn thành các tiêu chí mà giáo viên đề ra.

  • Có nguy cơ bị cô lập xã hội do trẻ không có khả năng thích ứng với các tình huống nhóm hoặc môi trường bận rộn. Điều này còn ảnh hưởng đến khả năng hình thành cũng như duy trì mối quan hệ bạn bè của trẻ.

  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc đọc/ hiểu các tình huống xã hội, đôi khi còn bị người khác đánh giá là thiếu tinh tế.

  • Trẻ thường sẽ gặp vấn đề trong giao tiếp xã hội. Chẳng hạn như khó giao tiếp bằng mắt, không biết giữ khoảng cách phù hợp khi nói chuyện với người khác hoặc không tinh tế khi chuyển hướng trong cuộc nói chuyện.

  • Chậm phát triển ngôn ngữ không được điều trị còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ. Trẻ thường gặp khó khăn trong phát triển các kỹ năng đọc viết cũng như ứng phó trong môi trường học thuật.

Hướng khắc phục tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Mỗi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Do đó, việc can thiệp điều trị tình trạng này cần căn cứ vào mức độ của vấn đề cùng nhiều yếu tố xoay quanh khác.

Trường hợp trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ ở mức độ nhẹ vẫn có thể cải thiện sớm nếu cha mẹ biết cách quan tâm và chăm sóc trẻ đúng đắn. Tuy nhiên với các trường hợp có liên quan đến những vấn đề bệnh lý thì việc can thiệp điều trị chuyên sâu là rất cần thiết để giúp trẻ sớm có cuộc sống tốt đẹp.

 

Dưới đây là những điều phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi có con gặp phải tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ:

1. Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia

Như đã phân tích, tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh không thể nào nắm bắt rõ vấn đề của con liên quan trực tiếp đến nguyên nhân nào. Do đó dù trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở mức độ nào thì việc đưa con đến gặp các chuyên gia vẫn là rất cần thiết.

Trước tiên, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán để xác định một số vấn đề bao gồm:

  • Các vấn đề khác thường có thể xảy ra đồng thời với chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

  • Thuốc có thể sử dụng cho trẻ.

  • Các liệu pháp có thể mang lại hiệu quả.

  • Xác định quá trình can thiệp có thể là gì và kết quả mong đợi ra sao?

  • Các phương pháp có thể được thực hiện để giúp đỡ trẻ.

Hiện nay, các phương pháp tiếp cận và hoạt động trị liệu bằng ngôn ngữ có thể hỗ trợ cho những trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ và người chăm sóc chúng bao gồm:

Cần sớm tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia khi nhận thấy con bị chậm phát triển ngôn ngữ

  • Đánh giá lời nói và ngôn ngữ: Tìm hiểu và xác định các điểm mạnh cũng như điểm yếu của trẻ trong mọi lĩnh vực giao tiếp. Bao gồm các kỹ năng chú ý và lắng nghe, hiểu từ và ngôn ngữ, vui chơi và tương tác, sử dụng từ và ngôn ngữ, phát âm, giao tiếp xã hội, đọc viết,...

  • Xây dựng chiến lược giao tiếp: Chuyên gia sẽ làm việc cùng với phụ huynh để đưa ra các mục tiêu và chiến lược giúp trẻ phát triển các lĩnh vực giao tiếp mà chúng đang gặp khó khăn.

  • Hoạt động thường ngày: Chuyên gia sẽ cung cấp cho gia đình của trẻ các chiến lược cũng như lời khuyên có thể áp dụng tại nhà trong các hoạt động và xây dựng thói quen hằng ngày nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp.

  • Lập mục tiêu từng bước: Việc lập mục tiêu từng bước nhỏ sẽ giúp trẻ dễ đạt được. Từ đó cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ trong các lĩnh vực kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ và giao tiếp.

  • Kết hợp thông tin trực quan: Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc dùng hệ thống cử chỉ, biểu tượng hoặc hình ảnh nhằm hỗ trợ trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ thích hợp.

  • Trao đổi với nhân viên giáo dục: Có thể trao đổi về các kỹ năng giao tiếp của trẻ. Đồng thời cung cấp các thông tin cũng như ý tưởng có thể được sử dụng trong môi trường giáo dục nhằm giúp trẻ tiếp cận tốt hơn với các chương trình giảng dạy.

  • Phương pháp tiếp cận đa giác quan: Giúp trẻ sử dụng phương pháp tiếp cận đa giác quan bao gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác,... để học các từ và khái niệm mới tốt hơn.

  • Sử dụng sách: Dạy trẻ cách sử dụng sách và truyện nhằm hỗ trợ phát triển ngôn ngữ.

  • Các hình thức giao tiếp thay thế: Chuyên gia có thể dạy trẻ các cách giao tiếp thay thế trong khi đang phát triển ngôn ngữ. Chẳng hạn như phương pháp PECS hoặc ngôn ngữ ký hiệu.

Điều trị tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ cần được diễn ra sớm để có được kết quả tốt. Từ đó giúp trẻ có được sự phát triển ngôn ngữ tốt hơn, sớm hòa nhập với các bạn đồng trang lứa và tránh những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ ở cả hiện tại và trong tương lai.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị cho trẻ uy tín để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn. Tốt nhất nên lựa chọn các cơ sở được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế, có cơ sở hạ tầng khang trang và đặc biệt là có đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.

 

Hiện nay, Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) đang là đơn vị tiên phong đi đầu trong việc can thiệp sớm cho trẻ chậm nói ở nước ta. NHC Academy là trung tâm can thiệp cho trẻ đặc biệt tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.

NHC Academy là đơn vị tiên phong trong việc can thiệp sớm cho trẻ đặc biệt tại Việt Nam

Thế mạnh làm nên chất lượng của NHC Academy là có đội ngũ chuyên gia và giáo viên giỏi, được đào tạo bài bản từ nước ngoài. Đặc biệt là mỗi cá nhân đều rất tận tâm và nhiệt huyết với sứ mệnh mang lại niềm vui, hạnh phúc cho trẻ đặc biệt, giúp các em có được cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

 

Để mang đến môi trường giáo dục lý tưởng nhất cho trẻ đặc biệt, NHC Academy đã luôn chú trọng đến vấn đề đầu tư cơ sở vật chất. Trung tâm có nhiều phòng chức năng khác nhau, cùng với đó là giáo cụ, dụng cụ chuẩn quốc tế để giúp trẻ có được môi trường điều trị tốt nhất.

Không giống như các trung tâm can thiệp cho trẻ đặc biệt khác, NHC Academy nghiên cứu và lựa chọn mô hình can thiệp kết hợp ba yếu tố khoa học vận động - tâm lý - giáo dục. Để giúp trẻ đặc biệt có được hành trình trưởng thành vui vẻ và hạnh phúc, NHC Academy luôn đồng hành cùng các con trong suốt quá trình can thiệp và hòa nhập.

Tại Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam, trước khi bước vào quá trình can thiệp trẻ sẽ được làm các bài test để chuyên gia chẩn đoán và đánh giá. Trong thời gian can thiệp, NHC Academy sẽ kết hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả cũng như đẩy nhanh quá trình chữa lành cho trẻ. Sau khi hoàn thành quá trình can thiệp, trẻ sẽ được hòa nhập ở Trường mầm non Búp Sen Xanh, lúc này các chuyên gia vẫn sẽ theo dõi và đánh giá toàn bộ quá trình.

Trường hợp đang có con gặp phải các vấn đề như trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ tự kỷ hoặc các vấn đề đặc biệt khác thì cha mẹ có thể đưa trẻ đến ngay Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam để được hỗ trợ can thiệp càng sớm càng tốt. Niềm vui và hạnh phúc của trẻ đặc biệt chính là sứ mệnh của NHC Academy.

 

Tùy thuộc vào vấn đề của từng trẻ mà chuyên gia của NHC sẽ đưa ra hình thức trị liệu phù hợp

Thông tin liên hệ NHC Academy:

2. Cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con yêu

Đối với những trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thì việc sớm tìm gặp chuyên gia và can thiệp điều trị sớm là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con yêu trong suốt quá trình trẻ điều trị, đây chính là một phần không thể thiếu giúp cho con bạn nhanh chóng được chữa lành.

Phụ huynh có thể tham khảo ngay những cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ dưới đây:

  • Dùng lời nói để mô tả hành động cha mẹ đang làm: Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ biết rằng mình đang làm gì. Từ đó giúp con có được vốn từ rộng hơn, đồng thời làm quen với thế giới xung quanh tốt hơn.

  • Tạo cơ hội cho con tiếp xúc với nhiều từ mới: Cha mẹ có thể đưa trẻ đi ra ngoài, thăm thú nhiều nơi. Đây chính là một trong những giải pháp hữu ích nhằm giúp con tiếp xúc và học hỏi từ mới, đồng thời có được những trải nghiệm thú vị.

  • Thường xuyên đọc sách cùng con: Cha mẹ có thể mua cho con những cuốn sách có thể là truyện hay thơ dành cho trẻ nhỏ. Mỗi ngày nếu có thời gian rảnh hãy ôm con vào lòng và đọc cho con nghe. Đây cũng là một cách giúp trẻ có thêm cơ hội tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới.

  • Hát cho con nghe: Những bài hát thiếu nhi thường có giai điệu vui tươi và khiến trẻ rất thích thú. Cha mẹ có thể hát cho con nghe những bài hát này để giúp hỗ trợ cho trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.

  • Chia sẻ cho trẻ về những trải nghiệm: Nếu có thời gian cho trẻ đi chơi, dã ngoại,... thì sau đó cha mẹ nên dành thời gian mô tả lại cho trẻ về những trải nghiệm này. Từ đó giới thiệu để giúp trẻ biết thêm về những khái niệm mới.

  • Hãy luôn kiên nhẫn với con yêu: Hành trình nuôi dạy trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất cứ cha mẹ nào. Điều quan trọng là dù có chuyện gì xảy ra thì cha mẹ hãy luôn giữ được sự bình tĩnh và kiên nhẫn. Hãy yêu thương con bằng tất cả tấm lòng của người làm cha, làm mẹ và luôn ở bên đồng hành cùng con.

Các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang khi phát hiện con có các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Lúc này hãy bình tĩnh đưa con đi gặp chuyên gia để sớm thăm khám và can thiệp điều trị. Việc can thiệp đúng cách sẽ giúp con sớm cải thiện được vấn đề và hướng đến cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc như các bạn đồng trang lứa.

 

Có thể bạn quan tâm


 
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Trả lời cử chi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,771
  • Tháng hiện tại60,020
  • Tổng lượt truy cập1,073,770
Chữ ký số
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây